fbpx
logo

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong dự án cảnh báo thiên tai kỹ thuật số

Ngày đăng: 21 Tháng Tư, 2022

Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng Quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC) Nhật Bản, vừa ủy thác ONE-VALUE là cầu nối cho dự án cảnh báo thiên tai kỹ thuật số tại Việt Nam.

Mở đầu là hội thảo trực tuyến vào cuối tháng 3 vừa qua. Với sự tham gia của các ban ngành. Về phía Nhật Bản, có sự tham gia của Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC). Về phía đại diện Việt Nam là Tổng cục Phòng, chống thiên tai (VDMA); Tổng cục Khí tượng thủy văn; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Các Cơ quan ban ngành trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Thủy lợi (TLU); Đại diện các công ty viễn thông tại Việt Nam.

Các ý kiến đáng chú ý của hội thảo:

Về phía Việt Nam, đại diện là ông Lê Quang Tuấn Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục PCTT đã chia sẻ một số thông tin liên quan. Ông chia sẻ về việc Tổng cục PCTT cũng đang triển khai một số dự án liên quan đến cảnh báo thiên tai. Tuy nhiên, thực trạng chung tại Việt Nam đó là nguồn lực tài chính còn hạn hẹn. Thêm vào đó là chưa có những hướng dẫn riêng để thế chế hoá việc xây dựng hạ tầng dữ liệu trong cảnh báo thiên tai.

Vị đại diện này cũng đề xuất với Bộ Nội vụ – Truyền thông Nhật Bản, mong muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cụ thể hóa các thể chế và tiến hành xây dựng hệ thống cảnh báo cấp Quốc gia cho tất cả các loại thiên tai trong dài hạn, bắt đầu từ việc triển khai các dự án thí điểm. Phía Tổng cục sẽ tiếp tục để xuất với các cơ quan có thẩm quyền để bổ sung nguồn lực phối hợp với phía Nhật Bản thu thập thông tin liên quan về rủi ro thiên tai nhằm cùng nhau xây dựng và đồng thực hiện các dự án phù hợp về hệ thống cảnh báo RRTT.

Về phía Nhật Bản đại diện JICA, Tổng cục PCTT ông Tanaka Yasuhiro cũng khai thác nhu cầu bằng những câu hỏi sát mục đích như: Về vấn đề App cảnh báo: ai là người sử dụng? Về mặt hành chính, người sử dụng nên là người hướng dẫn sơ tán, tuy nhiên thì cũng có khi người sử dụng là người dân, cần định hình rõ ràng đối tượng sử dụng khi thiết kế App. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ là công ty tư nhân hay Chính phủ? Cần có thời gian đánh giá thử nghiệm tại địa phương, sau đó sẽ quyết định việc sơ tán sẽ diễn ra ở đâu.

Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giám sát BDMS đã được phát triển do vậy nên tiếp tục sử dụng hệ thống này. Hiện tại có một lượng thông tin nhất định mà Chính phủ có thể thu thập được, chẳng hạn như thông tin về mưa, nhưng đó chỉ là thông tin về khu vực hoặc khu vực xung quanh nơi cư trú, nếu đó là thông tin cảnh báo thì không có chi tiết, và cũng không phải là thông tin theo thời gian thực. Có thể phát triển app dựa trên nền tảng dữ liệu mà JICA cung cấp.

Theo ông, vấn đề quan trọng nhất là cách tiếp cận, nên phát cảnh báo thông qua các kênh mà mọi người vẫn hay sử dụng để liên lạc với nhau (như ở Nhật Bản là yahoo hay line).Ngoài ra còn có các ý kiến đóng góp của bộ ban ngành các tỉnh Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…

Hội thảo thành công tốt đẹp, đó cũng là tiền để cho sự hợp tác lâu dài giữa 2 quốc gia trong nhiều dự án mới.

Nguồn: Tổng hợp

Thực tập sinh Nhật Bản nên biết những đồ bị cấm khi sang Nhật

Ngày đăng: 20 Tháng Tư, 2022

Thực tập sinh Nhật Bản khi chuẩn bị hành lý muốn mang nhiều đồ nhất có thể. Bởi các bạn đều lo lắng sang đó mua sẽ khó, đồ đắt đỏ, đồ ăn không hợp khẩu vị… Để giúp các bạn thực tập sinh có chuyến bay an toàn, thoải mái, dưới đây Hải Phong xin checklist những đồ bị cấm khi xuất cảnh. Hãy cùng theo dõi chi tiết nhé!

Một số vật dụng bị cấm mang sang Nhật Bản

Tại Nhật Bản, nếu như bạn mang các vật dụng sau đây sẽ bị chặn lại ở sân bay. Thậm chí là không thể tiếp tục thực hiện chuyến bay:

  • Các loại chất nổ mang tính hủy diệt: bom, mìn, pháo,…
  • Các chất dễ gây cháy nổ: gas, cồn, xăng dầu, sơn,…
  • Các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hóa,…
  • Cặp sách, túi, két, những thứ có thiết bị báo động,…

Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay đi qua

  • Một số loại chất lỏng như sơn, thuốc độc.
  • Một số loại pin, bình ắc quy.
  • Một số đồ vật phát nhiệt như đèn pin, máy uốn tóc (trừ khi đã tháo pin)

Chú ý: Trường hợp nếu quý khách mang theo thiết bị có chứa pin Lithium như điện thoại, máy tính, máy ảnh thì cần chú ý:

  • Không có hạn chế về pin dưới 101Wh (VD trong điện thoại di động, hay máy tính xách tay)
  • Tất cả các pin rời đều phải tháo ra, để trong hành lý xách tay.
  • Pin trong hành lý ký gửi đều phải để chế độ bảo vệ nút TẮT/MỞ để đề phòng việc kích hoạt bất ngờ.
  • Các loại pin từ 101Wh đến 160Wh (như trong các thiết bị y tế) phải nhận được sự phê duyệt của hãng hàng không.

Đặc biệt, điện thoại Galaxy Note 8 bị cấm hoàn toàn do nhiều sự cố cháy nổ trước đó.

Một số loại chất lỏng bị cấm khi xuất cảnh tại Nhật

Tai Nhật Bản có chính sách, nghiêm cấm không được mang các loại chất lỏng nào khác, trừ các loại sau đây khi nhập cảnh:

  • Thuốc chữa bệnh (Ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách);
  • Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh (Có trẻ sơ sinh cùng đi);
  • Các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm,…mua tại các cửa hàng trong sân bay.

Lưu ý: Những chất lỏng mang theo này phải được đặt trong bình thuỷ tinh. Đóng chặt, bình này đặt trong túi nhựa trong suốt. Mỗi người chỉ được mang theo 1 túi.

Các loại thực phẩm bị cấm nhập cảnh Nhật Bản

Thực phẩm tươi sống bị cấm nhập cảnh Nhật Bản:

  • Gia cầm: vịt, gà, ngan, ngỗng, các loại chim,…
  • Gia súc: lợn, bò,… đã để đông lạnh hay đã nấu chín
  • Các loại thực phẩm từ thịt đã qua chế biến: xúc xích, giò, chả, nem, lạp xưởng,…
  • Xương, mỡ, da, máu, tóc, sừng, móng guốc, gân,…
  • Trứng (bao gồm cả vỏ trứng)
  • Sữa (không dùng cho trẻ sơ sinh)
  • Các loại bánh như: bánh chưng, bánh giò,…

Một số loại rau – củ – quả không được phép mang sang Nhật Bản: Xoài, măng cụt, mít, thanh long, mãng cầu, hồng, nhãn, vải, ổi, bòn bon, bưởi, cam, mận, đu đủ, doi, hồng xiêm, vú sữa, bơ, táo, khế, đào, sơ ri, dưa, chôm chôm, táo ta, chậu hoa tỉa cảnh hoặc cả chậu hoa có đất, ….

Đặc biệt, từ ngày 1/04/2022 để bảo vệ ngành nông nghiệp nước nhà khỏi dịch bệnh và tránh mua bán bất hợp pháp, Nhật Bản đã cấm tất cả các loại thực phẩm, thức ăn, rau  củ nhập cảnh vào Nhật nếu chưa được kiểm dịch.

Thực tập sinh Nhật Bản cần chú ý khi chuẩn bị hành lý

Các thực tập sinh cần chú ý về khối lượng hành lý được phép mang lên máy bay. Bởi quy định của các hãng sẽ khác nhau. Thường thì bạn sẽ được mang 20kg hành lý ký gửi và 7kg hành lý xách tay. Do đó, các bạn chú ý chỉ mang những đồ dùng thật sự cần thiết.

Hành lý xách tay kích thước cho phép là 56cm x 36cm x 23cm.

Chú ý cân hành lý trước khi sân bay để tránh việc phải sắp xếp lại đồ khi khi ra cửa check in vì quá cân. Cần khai bác trung thực những đồ mang theo trong hành lý khi qua cửa hải quan. Vì nếu không bạn có thể bị phạt, tịch thu, thậm chí là giam giữ nếu vật dụng đó vi phạm quy định.

Với một số loại thuốc như thuốc cảm cúm thông thường bạn có thể mang theo với số lượng ít.

Trên đây là một số thông tin về việc chuẩn bị hành lý, vật dụng bị cấm khi sang Nhật. Hy vọng sẽ giúp các bạn thực tập sinh có sự chuẩn bị tốt cho chuyến hành trình của mình. Mọi thông tin, các bạn thực tập sinh có thể liên hệ Hotline 18006770 hoặc Fanpage: HAI PHONG JSC  để được hỗ trợ. Hải phong luôn đồng hành cùng các bạn!

Tăng số lượng người nhập cảnh vào Nhật Bản mỗi ngày

Ngày đăng: 18 Tháng Tư, 2022

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng số lượng người được phép nhập cảnh mỗi ngày, đồng thời hạ mức cảnh báo công dân hạn chế đi lại tới các quốc gia khác. Như vậy, sau một thời gian thắt chặt chính sách nhập cảnh và đi lại, Nhật Bản đang dần nới lỏng các hạn chế.

Tăng số lượng người nhập cảnh Nhật Bản mỗi ngày

Tính đến tháng 3/2022 đã có khoảng 110.000 sinh viên nước ngoài chờ đợi để được nhập cảnh vào Nhật Bản. Sau gần 2 năm bị cản trở do các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Shinsuke Suematsu ngày 12/4 cho biết đã có khoảng 30.000 sinh viên nước ngoài đến nước này kể từ tháng 3 vừa qua. Trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản nới lỏng kiểm soát đại dịch COVID-19 tại khu vực biên giới.

Nhật Bản gia tăng số lượng người nhập cảnh

Theo ông Suematsu, tính đến tháng 3/2022 đã có khoảng 110.000 sinh viên nước ngoài chờ đợi để được nhập cảnh vào Nhật Bản. Sau gần 2 năm bị cản trở do các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Cuối tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào nước này đối với các công dân nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên lệnh cấm này sau đó đã được nới lỏng để cho phép các doanh nhân, sinh viên, những công dân Nhật Bản muốn trở về quê hương và các công dân nước ngoài nhập cảnh, ngoại trừ khách du lịch nước ngoài.

Số người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Nhật Bản đã tăng lên theo từng giai đoạn, từ 5.000 lên đến 7.000 người vào ngày 14/3 và lên tới 10.000 kể từ ngày 10/4.

Chưa cần áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này đang có xu hướng tăng, nhưng tại thời điểm hiện nay, Nhật Bản chưa cần áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Lý giải vấn đề này trước Quốc hội, Thủ tướng Kishida cho biết mặc dù số ca nhiễm mới đang có xu hướng tăng trên toàn quốc. Nhưng tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 nói chung và các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch nói riêng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, có tới 85% người cao tuổi ở nước này, vốn là nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao hơn so với các nhóm đối tượng khác, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19. Ngoài ra, cho tới thời điểm này, chưa có chính quyền địa phương nào đề nghị áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại ở Nhật Bản. Ngày 12/4, nước này ghi nhận 49.773 ca mắc mới, tăng khoảng 4.100 ca so với một tuần trước đó, và 47 ca tử vong vì COVID-19. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia y tế đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 7 của dịch COVID-19.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định: Chưa cần áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm

Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng này, Nhật Bản sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và biện pháp đối phó với dịch COVID-19 của các nước cũng như nhu cầu nhập cảnh vào nước để có các biện pháp nới lỏng nhập cảnh phù hợp. Xu hướng là sẽ tiếp tục mở cửa để đáp ứng lưu lượng người muốn nhập cảnh ngày càng lớn. Cùng với biện pháp nới lỏng nhập cảnh, Nhật Bản đã hạ thấp cảnh báo đi lại từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 trên thang 4 cấp độ với 106 nước. Đồng thời duy trì khuyến cáo đi lại cấp độ 2 đối với 39 nước khác, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia.

Đối với các nước ở cấp độ 2, Nhật Bản khuyến cáo công dân không nên đi du lịch nếu không cần thiết và nên hoàn thành việc tiêm chủng trước khi đi. Trong khi đó, 56 quốc gia khác, chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi vẫn ở mức cảnh báo cấp độ 3, cấp độ “khuyến nghị ngừng đi du lịch”.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, mặc dù tình hình dịch bệnh khác nhau ở các nước, song số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 đều đang có xu hướng giảm nhờ tiến bộ trong tiêm chủng. Cùng với đó, xu hướng mở cửa của Nhật Bản được cho là phù hợp với động thái nới lỏng dần các hạn chế đối với các hoạt động kinh tế và đi du lịch nước ngoài của nhiều nước.

Nguồn: Tổng hợp

logo

Coppyright: @2018 - Hải Phong JSC. All Right Reserved. Mọi hình thức sao chép nội dung trên website này chưa được sự đồng ý đều là trái phép.
18006770