Ngày 16/02, Đại diện của Hải Phong đã tham gia hội nghị tập huấn một số kiến thức mới về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 do Vụ tổ chức Cán bộ – Bộ NN&PTNT tổ chức tại Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản Hải Phòng.

Trên cơ sở kết quả đạt được của Chương trình giai đoạn đến năm 2020 ngày 22-2-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTTQ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có nhiều mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của gia đoạn này có sự thay đổi.

Bên cạnh 11 nội dung thành phần, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 06 chương trình chuyên đề, đây là các chương trình chuyên đề, có tính chất xác định nhiệm vụ và định hướng chỉ đạo để tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện một số nội dung trọng tâm của của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.

Hải Phong tham gia Hội nghị tập huấn kiến thức mới về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Hải Phong tham gia Hội nghị tập huấn kiến thức mới về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

 

Năm 2023 lại được xác định là năm bản lề để thực hiện mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Do đó, để giúp các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, các Trường đào tạo, hệ thống Văn phòng điều phối NTM các địa phương, hệ thống Khuyến nông, quả lý chất lượng, kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn… hiểu, nắm bắt được những nội dung, vấn đề mới, nhất là các định hướng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ để tổ chức triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo tổ chức hội nghị tập huấn.

Tham dự hội nghị, đại diện của Hải Phong – Ông Nguyễn Xuân Tuyến đã có nhưng chia sẻ về vai trò của việc đưa sinh viên đi học tập và làm việc tại nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tại Hải Phong có các chương trình đưa thực tập sinh học tập và trải nghiệm từ 1 -3 năm tại các trang trại nông nghiệp của Nhật Bản. Việc làm này vừa giúp các em có ngoại ngữ, vừa có kỹ năng, kiến thức những trải nghiệm thực tế, lại có một số vốn nhất định. Khi về nước các em có vốn để tự mở ra cho mình các cơ sở tại địa phương, áp dụng trực tiếp các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến đã được học ở Nhật Bản vào trong nước.

Đưa sinh viên sang Nhật không chỉ là một lựa chọn mà mở ra nhiều cơ hội phát triển cho chính bản thân các em cũng như cho nền nông nghiệp nước nhà, ông Tuyến khẳng định.

Trên cơ sở kiến thức, thông tin được cung cấp tại hội nghị, các Trường sẽ rà soát, bổ sung định hướng, phù hợp với năng lực để tham gia phối hợp với các cơ quan quản lý, hỗ trợ các địa phương trong công tác đào tạo nghề, tư vấn phát triển sản xuất, xây dựng NTM…