Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng Quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC) Nhật Bản, vừa ủy thác ONE-VALUE là cầu nối cho dự án cảnh báo thiên tai kỹ thuật số tại Việt Nam.
Mở đầu là hội thảo trực tuyến vào cuối tháng 3 vừa qua. Với sự tham gia của các ban ngành. Về phía Nhật Bản, có sự tham gia của Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC). Về phía đại diện Việt Nam là Tổng cục Phòng, chống thiên tai (VDMA); Tổng cục Khí tượng thủy văn; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Các Cơ quan ban ngành trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Thủy lợi (TLU); Đại diện các công ty viễn thông tại Việt Nam.
Các ý kiến đáng chú ý của hội thảo:
Về phía Việt Nam, đại diện là ông Lê Quang Tuấn Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục PCTT đã chia sẻ một số thông tin liên quan. Ông chia sẻ về việc Tổng cục PCTT cũng đang triển khai một số dự án liên quan đến cảnh báo thiên tai. Tuy nhiên, thực trạng chung tại Việt Nam đó là nguồn lực tài chính còn hạn hẹn. Thêm vào đó là chưa có những hướng dẫn riêng để thế chế hoá việc xây dựng hạ tầng dữ liệu trong cảnh báo thiên tai.
Vị đại diện này cũng đề xuất với Bộ Nội vụ – Truyền thông Nhật Bản, mong muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cụ thể hóa các thể chế và tiến hành xây dựng hệ thống cảnh báo cấp Quốc gia cho tất cả các loại thiên tai trong dài hạn, bắt đầu từ việc triển khai các dự án thí điểm. Phía Tổng cục sẽ tiếp tục để xuất với các cơ quan có thẩm quyền để bổ sung nguồn lực phối hợp với phía Nhật Bản thu thập thông tin liên quan về rủi ro thiên tai nhằm cùng nhau xây dựng và đồng thực hiện các dự án phù hợp về hệ thống cảnh báo RRTT.
Về phía Nhật Bản đại diện JICA, Tổng cục PCTT ông Tanaka Yasuhiro cũng khai thác nhu cầu bằng những câu hỏi sát mục đích như: Về vấn đề App cảnh báo: ai là người sử dụng? Về mặt hành chính, người sử dụng nên là người hướng dẫn sơ tán, tuy nhiên thì cũng có khi người sử dụng là người dân, cần định hình rõ ràng đối tượng sử dụng khi thiết kế App. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ là công ty tư nhân hay Chính phủ? Cần có thời gian đánh giá thử nghiệm tại địa phương, sau đó sẽ quyết định việc sơ tán sẽ diễn ra ở đâu.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giám sát BDMS đã được phát triển do vậy nên tiếp tục sử dụng hệ thống này. Hiện tại có một lượng thông tin nhất định mà Chính phủ có thể thu thập được, chẳng hạn như thông tin về mưa, nhưng đó chỉ là thông tin về khu vực hoặc khu vực xung quanh nơi cư trú, nếu đó là thông tin cảnh báo thì không có chi tiết, và cũng không phải là thông tin theo thời gian thực. Có thể phát triển app dựa trên nền tảng dữ liệu mà JICA cung cấp.
Theo ông, vấn đề quan trọng nhất là cách tiếp cận, nên phát cảnh báo thông qua các kênh mà mọi người vẫn hay sử dụng để liên lạc với nhau (như ở Nhật Bản là yahoo hay line).Ngoài ra còn có các ý kiến đóng góp của bộ ban ngành các tỉnh Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…
Hội thảo thành công tốt đẹp, đó cũng là tiền để cho sự hợp tác lâu dài giữa 2 quốc gia trong nhiều dự án mới.
Nguồn: Tổng hợp